I.Dự tính và lên kế hoạch
1. Dự trù kinh phí
Chúng ta hãy bắt đầu bằng vấn đề chính yếu nhất khi bạn nghĩ đến việc xây một ngôi nhà mới, đó là tiền để xây nhà. Nếu bạn xem nhẹ chuyện lập kếhoạch chi tiêu cho việc xây nhà, có thể bạn sẽ gặp khó khăn lớn khi đối diện với phát sinh hoặc nó cũng có thể ảnh hưởng đến kế hoạch tài chínhhiện tại của gia đình bạn. Đừng để bạn phải chạy vạy khi nhà đang xây mà tiền mặt lại cạn do phát sinh. Hoặc giả như bạn hoàn thành ngôi nhà rồi mà tiền vốn dành cho việc chi tiêu khác cũng hết sạch … Đó cũng chỉ là một số trường hợp bạn có thể gặp phải khi không xác định trước khoản tiền chi tiêu để xây nhà. Cách tốt nhất là đầu tiên bạn nên dự trù trước chi phí. Thông thường, có 2 loại chi phí chính cần ước tính:
a. Ước tính chi phí xây dựng cơ bản
Đây là chi phí bạn cần để xây dựng ngôi nhà đến mức độ hoàn thiện phần kiên cố và có thể đã bao gồm phần gạch lát trang trí, trần thạch cao, kệ bếpgỗ và sơn nước trong ngoài. Theo cách tính phổ biến hiện nay, mọi người thường tính theo số mét vuông trên tổng diện tích xây dựng thực tế của ngôi nhà . Bạn nên trao đổi và thống nhất với nhà thầu cách tính diện tích xây dựng thực tế.
b. Ước tính chi phí trang trí nội thất
Bạn có thể tính phần này bao gồm chi phí để mua thiết bị nhà tắm, bếp ga, bếp điện, máy lạnh, bàn ghế sô pha, đèn trang trí, rèm cửa và các trang thiết bị gia dụng khác cần sắm mới. Lý do chúng tôi đề nghị bạn tính riêng loại chi phí này vì đây là phần rời và hoàn toàn có thể được trang bị sau khi ngôi nhà hoàn thành. Thời gian trang bị thêm những đồ này không phụ thuộc vào thời gian xây nhà và tùy vào tình hình tài chính của bạn. Một điểm nữa là bạn cũng có thể tách phần này ra khỏi phần việc của nhà thầu xây dựng. Thực tế là việc xây nhà luôn luôn có phát sinh. Vì vậy với số tiền tạm tính trên, bạn nên dự trù thêm từ 10 – 30% số tiền. Với con số “lận lưng” này bạn sẽ yên tâm hơn khi trao đổi nhu cầu của mình với kiến trúc sư thiết kế rồi đến nhà thầu thi công. Xin lưu ý: bạn nên tham khảo mức chi phí trên mét vuông theo từng loại nhà tại gần thời điểm xây. Và con số tổng ước tính sẽ giúp bạn tự tin hơn khi thảo luận giá xây dựng cho ngôi nhà của bạn với nhà thầu.
c. Phương án tài chính
Hầu hết gia chủ khi quyết định xây nhà đã dự trù trước phương án tài chính.Tuy vậy, trong phần này chúng tôi cũng muốn bổ sung thông tin theo tìnhhình hiện nay nhằm giúp các bạn có thêm phương án lựa chọn có lợi nhất cho mình. Ngoài cách truyền thống vay từ gia đình, người thân và bạn bè, bạn có thể vay tài chính từ bên ngoài để xây nhà. Đúng vậy, với sự phát triển của hệ thống tài chính và Ngân hàng tại Việt Nam hiện nay,bạn hoàn toàn có thể vay số tiền mà bạn cần để xây nhà bằng hình thức tín chấp hoặc thế chấp chính căn nhà đó. Chúng tôi khuyến khích bạn chọn phương án này nếu số tiền đó của bạn đang phục vụ việc kinh doanh,bạn sẽ thu lãi nhiều hơn số lãi vay.. Nếu bạn quan tâm, hãy liên hệ trụ sở các ngân hàng gần nhất để biết thêm chi tiết trước khi bạn bắt đầu.
2. Lên kế hoạch xây nhà
Dựa vào những thông tin của mảnh đất như: kích thước mảnh đất định xâydựng (dài và rộng), diện tích phần đất định xây công trình, các hướng tiếp cận mảnh đất (Đông, tây, nam bắc…) và chiều dài mỗi hướng, loại đường giao thông mà mảnh đất tiếp giáp (loại đường, chiều rộng, chỉgiới xây dựng.), vi trí mảnh đất (nội ngoại thành…). Hiện trang các công trình xung quanh (loại công trình, chiều cao tương đối), số tầng,số phòng… và số kinh phí bạn dự định đầu tư. Ngoài ra còn phải dựa vào thực tế sử dụng như: nhà cho mấy thế hệ ở, độ tuổi và nghề nghiệp các thành viên trong gia đình, tuổi tác , sở thích và thẩm mĩ của gia chủ để lên kế hoạch xây nhà.
a. Tìm hiểu vấn đề pháp lý liên quan đến nhà bạn và các thủ tục cần thiết:
Trên thực tế, có rất nhiều người do lịch sử gia đình và vấn đề chuyển giao giữa các thế hệ mà việc sở hữu chủ trở nên không rõ ràng về phương diện pháp lý. Vì thế những gì chúng tôi đề cập ở đây nhằm giúp các bạn rà soát hiện trạng pháp lý ngôi nhà và khu đất mà bạn sẽ xây nhà mới.
b. Trước khi tiến hành xin phép xây dựng bạn nên xem xét các yếu tố pháp lý liên quan hiện trạng căn nhà như sau:
• Quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất
• Vấn đề quy hoạch khu vực (tham khảo Phòng Quản Lý Đô Thị Quận, Huyện).
• Những quy định bắt buộc khác của chính quyền địa phương liên quan đến khu vực xây nhà của bạn như: khống chế tầm cao, số lượng tấm sàn, diện tích sân, phần sử dụng chung với các nhà xung quanh, lộ giới hẻm….
• Những vấn đề về quan hệ với hàng xóm chung quanh như: vách chung, lối đi chung, đường hẻm, cây xanh, đường thoát nước.
c. Tìm hiểu về nhà cung cấp vật liệu xây dựng:
Bạn nên tìm hiểu từ giai đoạn này những địa điểm cung cấp vật tư xây dựng theo tiêu chí gần công trình của bạn, đủ chủng loại, giá hợp lý và có thể thanh toán từng đợt theo tiến độ nếu có thể. Điều này sẽ giúp công việc thi công của bạn thuận lợi về sau.
II.Chọn và làm việc với Kiến Trúc Sư
1. Chuyển yêu cầu cho KTS
Khi bạn biết rất rõ mình muốn gì trong ngôi nhà của mình, bạn nên mời kiến trúc sư có kinh nghiệm thiết kế , biến các ý tưởng và nhu cầu của mình thành các bản vẽ kỹ thuật. Nếu thấy cần thiết, bạn nên mô tả các nét kiến trúc mà mình yêu thích. Tất cả những điều đó, bạn nên ghi lại vào một văn bản và đưa nó cho các kiến trúc sư. Họ sẽ có nhiều tư liệu để nghiên cứu và thiết kế cho phù hợp. Làm như vậy, bạn sẽ hạn chế được rất nhiều rắc rối về sau
- Khi mời kiến trúc sư thiết kế, bạn chỉ nên đưa ra các nhu cầu cho họ xử lý bằng ngôn ngữ kiến trúc. bạn nên tránh can thiệp chi tiết và thay đổi ý tưởng quá nhiều nếu bạn muốn có công trình vừa ý.
• Mô tả chi tiết nhu cầu của bạn và gia đình.
• Trình bày với KTS về ý tưởng thẩm mỹ của bạn và gia đình nếu có.
• Trình bày rõ những băn khoăn hay thắc mắc của bạn liên quan đến việc đó.
• Nếu có sở thích hay điều “tối kỵ” nào liên quan đến căn nhà (chẳnghạn vấn đề phong thủy như: hướng đất, hướng nhà, cách bố trí phòng bếp,phòng ngủ, phòng thờ cúng..v.v..) bạn cũng nên thảo luận cùng KTS ở bước này.
• Sau khi trình bày ý kiến của bạn, nên lắng nghe lời khuyên của KTS nếu yêu cầu đó không phù hợp yêu cầu mỹ thuật và độ an toàn.
• Nên tìm hiểu qua những thuật ngữ xây dựng và hạn chế can thiệp vào phần xử lý chuyên môn khi kiến trúc sư đưa ra phương án.
2. Các bản vẽ cần yêu cầu
Một bộ hồ sơ bản vẽ đầy đủ bao giờ cũng giúp cho việc thi công hoàn thiệncông trình trở nên dễ dàng hơn nhiều. Xin đưa ra một số bản vẽ chủ yếu để các bạn tham khảo:
a. Phần phối cảnh minh họa:
Bao gồm phối cảnh công trình nhìn từ chính diện, các phối cảnh góc minhhoạ, phối cảnh nội thất bên trong nhà của phòng khách, phòng ăn, bếp,các phòng ngủ, khu phụ, tiểu cảnh một số điểm nhấn trang trí đặc biệt,… phối cảnh ngoại thất sân vườn (nếu có), … Phần phối cảnh này giúpcho chủ nhà dễ dàng hình dung về không gian thực tế sau khi ngôi nhàđược xây dựng, và có những tiên liệu chính xác về cách bài trí đồ đạc,sử dụng vật liệu, bố trí ánh sáng, chọn màu sơn, v.v…
b. Phần bản vẽ kỹ thuật:
Bao gồm 03 bộ hồ sơ chính như sau:
• Hồ sơ xin phép xây dựng: bao gồm các bản vẽ chính là bản vẽ mặt bằng các tầng, mặt cắt, mặt đứng, bản vẽ móng, sơ đồ cấp điện nước và thoátnước.
• Hồ sơ thiết kế sơ bộ: bao gồm các mặt bằng triển khai chi tiết, các mặt đứng, mặt cắt, và một số bản vẽ phối cảnh.
• Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công: đây là bộ hồ sơ sau cùng, hoànchỉnh nhất, làm căn cứ chủ yếu để tiến hành thi công công trình.
• Hồ sơ bao gồm các phần:
- Toàn bộ các bản vẽ mặt bằng các tầng, mặt bằng mái, các mặt bằngtrần, mặt bằng lát sàn từng tầng. – Toàn bộ các bản vẽ mặt cắt qua nhà(ít nhất 02 mặt cắt), các mặt đứng của nhà.
- Các bản vẽ triển khai cấu tạo trong nhà (cấu tạo thang, cửa, chi tiết trang trí, các khu vệ sinh, ban công, sênô, ô văng,…)
- Các bản vẽ kỹ thuật điện, cấp thoát nước, điện thoại, chống sét, điều hoà…
- Các bản vẽ tính toán kết cấu móng, cột, dầm, sàn, lanhtô,…
- Dự toán chi tiết từng hạng mục của nhà, giúp cho chủ nhà quản lý chi phí xây dựng dễ dàng nhất.
Lưu ý: Trong quá trình rà soát các vấn đề pháp lý, bạn đồng thời nên tự tham vấn và xác định rõ ràng yêu cầu của mình và người thân về ngôi nhà tương lai theo tiêu chí sau:
• Phải phù hợp phong cách sống của bạn và người thân.
• Phải có công năng tối ưu với các diện tích bạn có.
• Phải có các không gian thích hợp với bạn trên các yêu cầu về khoa họcvà thẩm mỹ (cây xanh, thông thoáng, ánh sáng, vệ sinh, môi trường …)
• Phải hài hòa với không gian kiến trúc xung quanh.
• Phải phù hợp từng nhu cầu trong sinh hoạt, kể cả các ý thích và thói quen hay tuổi tác của tất cả các thành viên tham gia sử dụng công trình kiến trúc này.
Tất cả các bộ hồ sơ được đóng gọn gàng theo thứ tự bản vẽ, có mục lục để quản lý và không quên đính kèm bản thuyết minh A4 và bản vẽ.
Kinh nghiệm chia sẻ: để đảm bảo cho những chi tiết của thiết kế mà bạn và kiến trúc sư đã thống nhất, bạn có thể sử dụng những hình vẽ minh hoạ, hình chụp công trình mẫu, hình vẽ 3D để ràng buộc trong hợp đồng với nhà thầu thi công về sau.
3. Tiến hành xin phép xây nhà
Phần thủ tục xin phép xây dựng có thể được hướng dẫn chi tiết tại Phòng Quản Lý Đô Thị hoặc Ủy Ban Nhân Dân Phường gần nhất tại nơi bạn xây nhà.
Sau đây là những hướng dẫn cụ thể:
- Hồ sơ xin phép xây dựng mới nhà ở trên nền đất trống
- Ðơn xin phép xây dựng nhà ở theo mẫu, có xác nhận của UBND phường nơi tin xây dựng nhà (2 bản chính).
- Quyết định giao đất của Sở Ðịa chính thành phố (2 bản sao có chứng thực sao y).
- Giấy Giao đất của Sở Ðịa chính thành phố (2 bản sao có chứng thực sao y).
- Bản vẽ thiết kế xây dựng nhà do cơ quan thiết kế có tư cách pháp nhân thiết lập (2 bản chính + 1 bản sao không cần chứng thực sao y).
- Hồ sơ xin phép xây dựng, sửa chữa, cải tạo nhà trên nền nhà cũ đã có giấy tờ xác nhận chủ quyền
3.1) Trường hợp xây dựng, sửa chữa, nhà kiên cố cấp 2, nhà cấp 3 cấu trúc móng, cột bê tông cốt thép (xây cơi tầng trên sàn bê tông cốt thép hiện hữu) thì hồ sơ gồm:
- Ðơn xin phép xây dựng theo mẫu có xác nhận của UBND phường nơi căn nhà tọa lạc (2 bản chính).
- Giấy chủ quyền nhà đã qua trước bạ hoặc Hợp đồng Mua bán nhà đã qua phòng Công chứng, trước bạ, đăng bộ, kèm giấy tờ chủ quyền của chủ cũ(2 bản sao có chứng thực sao y).
- Bản vẽ hiện trạng nhà (1 bản chính + 1 bản sao không cần chứng thực sao y).
- Bản đồ hiện trạng, vũ trụ đất do cơ quan có tư cách pháp nhân thiết lập (1 bản chính + 1 bản sao không cần chứng thực sao y).
- Bản vẽ thiết kế xây dựng nhà do cơ quan thiết kế có tư cách pháp nhân thiết lập (2 bản chính + 1 bản sao không cần chứng thực sao y).
- Ảnh chụp khổ 9 x 12cm mặt chính công trình có không gian liên kế trước khi sửa chữa nhà (1 kiểu rửa 2 ảnh).
* Trường hợp xây cơi tầng trên sàn bê tông cốt thép hiện hữu không cần có hồ sơ khảo sát móng.
Trường hợp sửa chữa nhà cấp 3 với cấu trúc măng, cột gạch.
- Ðơn xin phép sửa chữa theo mẫu có xác nhận của UBND phường nơi căn nhà tọa lạc (2 bản chính ).
- Giấy chủ quyền nhà đã qua trước bạ (2 bản sao có chứng thực sao y);hoặc Hợp đồng Mua bán nhà đã qua Công chứng, trước bạ, đăng bộ, kèm giấy tờ chủ quyền của chủ cũ (2 bản sao có chứng thực sao y).
- Bản vẽ hiện trạng nhà (1 bản chính + 1 bản sao không cần chứng thực sao y).
- Bản vẽ thiết kế sửa chữa nhà do cơ quan thiết kế có tư cách pháp nhân thiết lập trường hợp nhà có làm thêm gác gỗ (2 bản chính).
- Hồ sơ xin phép xây dựng sửa chữa nhà ở diện nhà nhà nước quản lý
3.2) Trường hợp sửa chữa nhà cấp 3 với cấu trúc móng, cột gạch.
- Ðơn xin phép sửa chữa theo mẫu có xác nhận của UBND phường nơi căn nhà tọa lạc (2 bản chính).
- Hợp Ðồng thuê nhà (1 bản sao y có chứng thực sao y).
- Giấy thỏa thuận của cơ quan quản lý nhà (1 bản chính + 1 bản sao không cần chứng thực sao y).
-Hồ sơ xin các nhận công trình hoàn công (thủ tục hoàn công).
- Giấy báo kiểm tra công trình hoàn thành theo mẫu (1 bản chính).
- Giấy phép xây dựng nhà ở (1 bản sao y có chứng thực sao y), kèm theo bản vẽ thiết kế xây dựng nhà (1 bản sao không cần chứng thực sao y).
- Bản vẽ hiện trạng hoàn công (2 bản chính).
- Bản hợp đồng thi công với đơn vị có giấy phép hành nghề (1 bản sao)kèm 1 bản sao giấy phép hành nghề của đơn vị thi công (có thị thực saoy). Hoặc biên lai thu xây dựng.
- Gia hạn giấy phép xây dựng, sửa chữa nhà.
- Ðơn xin gia hạn giấy phép xây dựng, sửa chữa nhà theo mẫu (1 bản chính).
- Giấy phép xây dựng, sửa chữa (1 bản chính) kèm theo bản vẽ thiết kế (1 bản chính).
Lưu ý: Chỉ được giải quyết gia hạn trong trường hợp Giấy phép xây dựng,sửa chữa còn hiệu lực (trong vòng 1 năm kể từ ngày ký). Nếu đã quá 1 năm không gia hạn hoặc đã gia hạn 1 lần thì chủ đầu tư phải lập lại thủtục xin phép xây dựng theo quy định.
- Hồ sơ xin hợp thức hóa xây dựng, sửa chữa nhà ở.
- Thủ tục giống như đã nêu ở phần I, II, III.
Lưu ý: Trong đơn phải ghi rõ nhà đã xây dựng, xin hợp thức hóa. Phần xác nhận của UBND phường phải ghi rõ tháng năm xây dựng.
- Hồ sơ xin tách phép xây dựng.
3.3) Trường hợp nhà chưa xây dựng: Nộp 2 bộ hồ sơ gồm:
- Ðơn xin tách phép xây dựng theo mẫu có xác nhận của UBND phường (2 bản).
- Giấy phép xây dựng chung (2 bản sao có chứng thực sao y).
- Bản vẽ thiết kế xây dựng nhà kèm theo giấy phép xây dựng chung (2 bản sao không cần chứng thực sao y).
- Các giấy tờ chứng từ về quyền sử dụng lô đất (2 bản sao có chứng thực sao y).
- Bản vẽ thiết kế xây dựng căn nhà của cá nhân người xin tách phép (2 bản chính + 1 bản sao không cần chứng thực sao y).
3.4) Trường hợp nhà đã xây dựng hoàn tất.
- Ðơn xin tách phép xây dựng theo mẫu có xác nhận của UBND phường.
- Bản vẽ QH tổng mặt bằng được duyệt (2 bản sao không cần chứng thực sao y).
- Giấy phép xây dựng chung (2 bản sao có chứng thực sao y).
- Bản vẽ thiết kế xây dựng nhà kèm theo giấy phép xây dựng chung (2 bản sao không cần chứng thực sao y).
- Các giấy tờ chứng từ về quyền sử dụng lô đất (2 bản sao có chứng thực sao y).
- Các giấy tờ xác định về quan hệ trách nhiệm giữa chủ đầu tư và cá nhân người xin tách phép trong việc xây dựng căn nhà (2 bản sao că chứngthực sao y).
- Bản vẽ hiện trạng hoàn công ( 2 bản chính + 1 bản sao không cần chứng thực sao y).
Lưu ý: Trong đơn xin cấp phép xây dựng, sửa chữa nhà, đơn xin xác nhận hoàn công, hợp thức hóa… chủ nhà nhớ ghi rõ địa chỉ và số điện thoại để liên hệ khi cần thiết.
|